Tổng hợp một số kinh nghiệm đi siêu thị mua sắm tại Nhật Bản

by in Kinh nghiệm


Với nhiều tiêu chí như tiết kiệm, thuận tiện, mình sẽ cố gắng đưa ra những thông tin so sánh các siêu thị để các bạn tham khảo.

Siêu thị Donkihote (ドンキホーテ)

Siêu thị Donkihote (ドンキホーテ)

Siêu thị Donkihote (ドンキホーテ): Mặt hàng rất đa dạng, phong phú, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Hệ thống siêu thị này có mặt hầu hết các vùng đô thị của Nhật Bản, thông thường có diện tích khá lớn, nhiều tầng với nhiều mặt hàng từ điện tử, đồ gia dụng, thời trang đến đồ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Cũng tùy địa điểm mà không hẳn có đầy đủ nhưng nói chung khá đa đạng. Riêng cảm nhận của mình thì về đồ uống, rau xanh, bột giặt, giấy vệ sinh,.. giá rẻ hơn những siêu thị khác. Sau 21h các mặt hàng đồ ăn, đồ sắp đến hạn sử dụng giảm giá khá sâu 20% – 30%, nhiều người Nhật cũng dành thời gian để mua sắm vào thời gian này.

Siêu thị Gyoumu (業務)

Siêu thị Gyoumu (業務)

Siêu thị Gyoumu (業務): Vì hệ thống quy mô nhỏ hơn nên giá cả thấp hơn. Về thịt cá, mỳ tôm… thì siêu thị Gyoumu được rất nhiều người lựa chọn, người Việt mình rất hay vào siêu thị Gyoumu để mua đồ đấy. Ngoài một số mặt hàng đông lạnh như cá, tôm, mực, đồ hải sản, đồ rán,… thì có những sản phẩm rau củ đã được đóng gói sắn, bạn chỉ cần mua về và chế biến như Đậu đũa, hành tây, xúp lơ,… giá rẻ và rất tiện lợi phải không nào. Đặc biệt chưa tìm thấy chỗ nào có đậu phụ và mỳ Udon, mỳ Soba rẻ như ở đây, đậu phụ có 2 loại được ép mềm và chặt đều có giá 24en. Các gói mỳ tôm cũng chiếm diện tích lớn ở đây, dù ít thấy loại mỳ của Việt Nam (mình chỉ thấy có mỳ Như ý), thì mỳ Thái Lan cũng được bày bán rất nhiều, giá rẻ hơn một số loại mỳ sản xuất của Nhật.

Siêu thị Tamade (玉出): Với quy mô gần giống Gyomu, các mặt hàng ở đây có giá khá rẻ.

Hệ thống cửa hàng 100Yen (百円): Một số cửa hàng nổi tiếng như Daiso(ダイソー), Seria (セリア), Watts with(ワッツウィズ),… bạn có thể search địa chỉ gần nhất để đến mua hàng, đúng như tên gọi, hầu hết các mặc hàng có giá 100en, có rất nhiều mặt hàng từ vở, bút, đồ lau dọn nhà cửa,… chủ yếu là hàng Trung Quốc nhưng dùng những mặt hàng này dùng cũng rất tốt.

Hệ thống Konbini (コンビニ): Nếu nói về sự tiện lợi thì là số 1, hệ thống có mặt khắp nơi, kể cả những con phố nhỏ, với hệ thống Konbini Seven Eleven, Rawson, Family,… ở đây bạn có thể mua sắm 24/24, đồ cũng khá phong phú từ đồ ăn tới sách báo, đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Thanh toán chi phí dịch vụ điện nước, ga, mà hầu hết các chi phí hóa đơn có thể ra đây thanh toán được.

Thời gian đầu sang Nhật, mình nghĩ mỗi lần fai chụp ảnh 3×4 hoặc 4×6 là phải tìm cây chụp ảnh tự động và ra tận nơi để chụp ảnh, nó không có quá nhiều nên đi lại cũng bất tiện nếu bạn không ở gần nó và chi phí khoảng 1000en. Khác xa so với ở Hà Nôi, mật độ quán chụp ảnh thẻ lớn nên dễ tìm. Nhưng với Konbini và sử dụng 1 link trang web, tự chụp ảnh bằng điện thoại, bạn có thể ra Konbini in ảnh là dùng được, chi phí có 200en. (quá tuyệt vời). Chi tiết cụ thể mình sẽ viết trong một bài khác nhé.

Seiyuu (西友)

Seiyuu (西友)

Seiyuu (西友): Chủ yếu là đồ thực phẩm, giá thành cũng ở mức trung bình không quá đắt, nếu tiện gần nhà thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm đến đây để mua đồ ăn hàng ngày.

Các siêu thị hầu hết đều có làm thẻ thành viên mua sắm tích điểm, sau khi có số điểm tương đối, bạn có thể dùng điểm để thanh toán hóa đơn. Nếu bạn quên không dùng lợi ích của việc tích điểm thì nó sẽ bị hủy với giới hạn sau khoảng 2 năm tùy siêu thị, nên các bạn cần chú ý.

Theo ý kiến riêng của mình, để tiết kiệm chi phí thì mua sắm đồ sinh hoạt nên ra siêu thị, còn thanh toán hóa đơn có thể dùng thẻ ngân hàng tự động thanh toán hoặc ra Konbini 24/24. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị khi đi mua sắm ở các siêu thị tại Nhật Bản.

Ngoài ra khi có thêm những trải nghiệm ở siêu thị khác mình sẽ tiếp tục cập nhật bài viết.

Sharelifeinjapan.com

Tags: , , , , , , ,

Bình luận

Please rate

Nội dung bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Email của bạn sẽ không hiển thị. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*
*
*