Hiểu rõ về Thực tập sinh và Tu nghiệp sinh đi lao động Nhật Bản

by in Công việc


Thực tế có chút khác nhau về khái niệm nhưng nói chung giống nhau đều là người đi lao động sang Nhật Bản. Cách gọi chung là thực tập sinh Nhật Bản cũng đúng nên nhiều người sử dụng cách gọi này.

1. Thực tập sinh:

Thực tập sinh mang ý nghĩa những người lao động từ Việt Nam đi sang Nhật Bản làm việc theo chương trình thực tập, rèn luyện kỹ năng. Tình trạng dân số già hóa, thiếu hụt lao động trầm trọng buộc Nhật Bản phải tìm nguồn cung cấp lao động từ nước ngoài. Đặc biệt số lượng người Việt đang tăng lên nhanh chóng. Hiện đã đứng thứ 2 về số lượng người nước ngoài tại Nhật chỉ sau Trung Quốc. (Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản tháng 10/2017, Việt Nam đã đạt 18.8% lực lượng lao động là người nước ngoài, sau Trung Quốc là 29.1%).

– Chương trình được sự hợp tác từ 2 phía Việt Nam và Nhật Bản để hỗ trợ người lao động, tùy thuộc vào nghành nghề mà bạn đi sang làm việc, cũng có từ tay nghề cao đến lao động phổ thông.

– Thời gian: Không quá 3 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm.
– Địa điểm: Các nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản.
Nếu quá 3 năm lần một mà vẫn muốn tiếp tục lao động thì bạn cần phải được phép từ phía công ty và phải về nước thời gian khoảng 1 năm, cụ thể như sau:
+ Thời gian sang lần hai là 2 năm đối với người đã về nước trong vòng 1 năm.
+ Thời gian sang lần hai là 3 năm đối với người đã về trước trên 1 năm.

Một buổi dạy đào tạo kỹ năng cho thực tập sinh tại Nhật Bản.

2. Tu nghiệp sinh:

Chương trình này được thực hiện từ năm 2006, tương tự như chương trình thực tập sinh như trên và thêm ý nghĩa sang Nhật Bản để học hỏi kiến thức, kỹ năng tay nghề để sau này về nước làm việc.

– Thời gian: Từ 6 tháng – 1 năm.
– Địa điểm: Các nhà máy, xí nghiệp tại Nhật Bản.
Nếu về nước sau thời gian lao động và muốn quay lại làm việc thì cần chờ ít nhất 1 năm.

3. So sánh Thực tập sinh và Tu nghiệp sinh

Thực tế có chút khác nhau về khái niệm nhưng nói chung giống nhau đều là người đi lao động sang Nhật Bản. Cách gọi chung là thực tập sinh Nhật Bản cũng đúng nên nhiều người sử dụng cách gọi này.

Tất nhiên để kéo dài thời gian cũng như lao động hợp pháp trong thời gian visa cấp phép bạn cần tuân thủ các chính sách của công ty và chính phủ Nhật Bản.

Các quyền lợi như nghỉ phép, nghỉ ốm, tham gia bảo hiểm được các doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật, nếu có trường hợp ngoại lệ người lao động bị ép buộc thì bạn cần liên hệ phía nghiệp đoàn, đơn vị bảo lãnh bạn khi sang lao động Nhật Bản.

sharelifeinjapan.com

Tags: , , ,

Bình luận

Please rate

Nội dung bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Email của bạn sẽ không hiển thị. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*
*
*