Văn hoá công sở tại các công ty Nhật Bản

by in Công việc


Nhật Bản nổi tiếng là đất nước có văn hoá khác biệt so với nhiều nước phát triển và trong môi trường công sở cũng vậy, sự nghiêm túc, chỉn chu được đề cao một cách chuẩn mực.

1. Thời gian làm việc
Thông thường giờ giấc các văn phòng làm việc từ 9h-18h, nghỉ trưa 1 tiếng từ 12h-1h, tất nhiên là tuỳ thuộc vào nghành nghề, đặc thù từng lĩnh vực mà thời gian biểu có nhiều khung giờ khác nhau. Khối hành chính nhà nước, ngân hàng nhiều nơi làm việc từ 8h30 – 16h00, hoặc hệ thống chăm sóc y tế cần hoạt động 24/24 nên cũng được chia nhiều ca làm việc.

Đặc điểm chung các khối hành chính, ngân hàng là làm việc thông trưa luôn, mình hay tận dụng thời gian nghỉ trưa để ra ngân hàng hoặc đi xin giấy tờ, đỡ phải xin nghỉ việc ở công ty. Cũng nhiều lần mình chứng kiến nhiều nhân viên thường ăn trưa trong khoảng thời gian 13h – 14h.

Nhân viên thường đến trước giờ làm việc 10 phút để chuẩn bị, sắp xếp công việc, hoặc báo cáo công việc ngày hôm trước và kế hoạch cho công việc tiếp theo. Hết giờ làm dù hoàn thiện công việc ngày hôm đó nhưng hiếm khi về đúng giờ mà về sau khoảng 30 phút – 1 tiếng. Những trường hợp như sếp, sempai về sớm thì nhân viên có thể về mà đỡ e ngại.

Việc chào hỏi lễ phép luôn được lưu ý tại công sở Nhật Bản

Việc chào hỏi lễ phép luôn được lưu ý tại công sở Nhật Bản

2. Việc chào hỏi:
Chào hỏi khi đến vào sáng sớm hay ra về lúc chiều muộn là chuyện đương nhiên. Trong giờ làm khi đứng lên, khi giải lao… dù là gặp nhau thường xuyên trong vòng nhưng người Nhật vẫn dùng nhiều lời chào nhau. Thể hiện văn hoá coi trọng, lễ phép với đồng nghiệp mọi lúc, mọi nơi.

3. Tôn trọng Sempai:
Người vào công ty trước, người nhiều kinh nghiệm, hơn tuổi (Sempai) được tôn trọng từ các bậc hậu bối (Kohai). Những ý kiến đóng góp, xin lời khuyên luôn được thể hiện một cách cẩn thận theo thứ tự trong công việc cũng như hoạt động ngoài giờ.

4. Nói chuyện, ăn uống tại công ty:
Tại văn phòng khi trao đổi ý kiến, nói chuyện đều cố gắng hết sức tránh gây phiền toái đến người khác, bạn có thể thấy họ như đang nói thầm vậy. Khi ăn trưa tại văn phòng, thao tác của họ cũng rất nhẹ nhàng, thể hiện sự văn minh, cẩn trọng ngay cả khi ăn uống phòng tránh người khác để ý.

Rất đáng để học hỏi văn hoá trả lời điện thoại

Rất đáng để học hỏi văn hoá trả lời điện thoại

5. Nghe điện thoại:
Khi chuông reo, cố gắng trong 3 giây cần trả lời điện thoại. Nếu do bận mà chậm trả lời thì cần xin lỗi họ trước khi trao đổi nội dung cuộc gọi. Văn hoá nói chuyện điện thoại thật sự làm mình cảm thấy rất cần học hỏi, sự kính trọng đối phương thông qua cách dùng kính ngữ, khiêm nhường ngữ, giọng nói rõ ràng với thái độ lễ phép ngay cả khi bị quở trách.

Khi kết thúc cuộc gọi, cần để người gọi tắt trước. Nếu là điện thoại bàn mà bạn không xác định được bên kia đã tắt hay chưa, hãy chờ khoảng 3 giây rồi nhẹ nhàng nhấn nút tắt trên điện thoại bàn và đặt tay cầm xuống. Rất đáng để học hỏi phải không nào.

6. Tăng lương, chuyển việc:
Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng lương là rất ít và cần nhiều thời gian cống hiến trước khi được tăng. Mình cũng tin là như vậy, muốn tăng lương đột biến bạn chỉ có thể chuyển việc sang công ty khác. Người Nhật ít khi đòi tăng lương thưởng, họ lại cống hiến gần như suốt đời chỉ 1,2 công ty. Nhiều người cần sự tôn trọng, sự chuyên môn trong công việc mà họ đảm nhận hơn là đi tìm kiếm thử thách khác.

Theo ý kiến của mình thì việc trung thành với doanh nghiệp là điều tốt nhưng đâu đó sẽ gây ra sức ì, năng suất thấp hơn trong những người làm việc lâu năm.

Trên đây là những chia sẻ cá nhân của mình, tuỳ vào lĩnh vực công việc chúc các bạn luôn đạt được điều mình mong muốn nhé.

Nguồn: sharelifeinjapan.com

Tags: , ,

Bình luận

Please rate

Nội dung bình luận của bạn sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Email của bạn sẽ không hiển thị. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


*
*
*